Cuộc sống của 40.000 người ở học viện Phật giáo Tây Tạng
Nằm ở độ cao gần 4.000 mét so với mực nước biển, Larung Gar là học viện Phật giáo lớn nhất thế giới, thu hút hàng chục nghìn tăng ni tới sinh sống và theo học.
- Đông trùng hạ thảo bày bán la liệt trên phố ở Tây Tạng / Chó ngao Tây Tạng hết thời, bị đưa vào lò mổ
Nằm giữa thung lũng Larung trên cao nguyên Tây Tạng, cách thị trấn Sertar 15 km, Học viện Phật giáo Larung Gar là trung tâm Phật giáo lớn nhất và có sức ảnh hưởng nhất thế giới.
Học viện nằm trên một sườn đồi cao 3.800 mét so với mực nước biển, theo Telegraph. Ảnh: Bodhicitta
Các nhà sư tụ tập ngoài bãi đất trống trên đỉnh đồi. Ảnh: Shinya Itahana
Học viện được Jigme Phuntsok, một Lạt ma có ảnh hưởng về truyền thống Nyingma (phái Nyingma thuộc Phật giáo Tây Tạng), thành lập vào năm 1980 trong một thung lũng không có người ở.
Mặc dù nằm tại vùng xa xôi, hẻo lánh, Larung Gar vẫn không ngừng phát triển, từ một môi trường khắc nghiệt ít người thành một trong những trung tâm nghiên cứu Phật giáo Tây Tạng lớn nhất và có ảnh hưởng nhất thế giới. Ngày nay, học viện này có hơn 40.000 tu sĩ, nữ tu và các chư vị giáo sư.
Một con dê đang ăn rau trong giỏ, cảnh tượng thường thấy trên đường phố khu Học viện Phật giáo. Ảnh: Shinya Itahana
Nhà cửa ở đây chủ yếu xây từ gỗ. Căn nọ nối tiếp căn kia, tạo thành từng lớp nhà gỗ hàng nghìn căn trải dọc sườn đồi. Trong nhà không có nhà vệ sinh riêng, thay vào đó, họ sử dụng nhà vệ sinh công cộng xây bên ngoài. Ảnh: Shinya Itahana
Các nhà sư Tây Tạng đi lấy nước ở giếng công cộng. Ảnh: Shinya Itahana
Một tòa nhà của học viện Phật giáo. Ảnh: Bodhicitta
Hai nhà sư đi bộ ở Larung Gar. Ảnh: The Land of Snows
Những người hành hương đi bộ dọc theo một ngôi chùa ở Larung Gar. Ảnh: The Land of Snows
Quang cảnh ngoài sân tu viện chính ở Larung Gar. Ảnh: The Land of Snows
Bên trong học viện là các tăng ni đang ngồi đọc sách. Ảnh: Shinya Itahana
Một ni cô đang ngồi đọc kinh Phật. Ước tính có khoảng 9.000 ni cô ở Larung Gar. Ảnh: The Land of Snows
Không chỉ thu hút những học viên thuộc dân tộc thiểu số của Trung Quốc, học viện còn thu hút học viên từ nhiều quốc gia trên thế giới như Anh, Mỹ, Malaysia. Những học viên này được học trong các lớp riêng biệt bằng tiếng Trung Quốc phổ thông, trong khi các lớp học lớn hơn được dạy bằng tiếng Tây Tạng.
Người hành hương ở Larung Gar. Ảnh: The Land of Snows
Ngày 8/6, chính quyền Trung Quốc thông báo kế hoạch giảm dân số tại đây. Hiện nay học viện có khoảng 10.000 tăng ni thường trú, con số tạm trú có thể gần 40.000 người. Việc phá dỡ là một phần trong chiến dịch giảm quy mô dân số nơi này xuống còn 5.000 người vào tháng 9/2017 theo lệnh của chính quyền.
Có rất nhiều những cửa hàng nhỏ thế này ở Larung Gar. Ảnh: The Land of Snows
Đã có 60-70% ngôi nhà bị đánh dấu phá bỏ. Từ ngày 18/6, người ngoại quốc cũng không được phép tới thăm Larung Gar hoặc Sertar, thị trấn lân cận.
Trung Quốc hôm 20/7 bắt đầu phá dỡ một số khu nhà ở học viện, sớm hơn 5 ngày so với thông báo.