Chào mừng bạn đến với CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HỘ LAO ĐỘNG VIỆT

Chuyện ly kỳ gặp 'mộ kết' mùa cải táng !

Người đăng: Đào Mạnh Linh | 05/01/2016

 

'Hôm đó trời mưa tầm tã, hai người đàn ông bẩy mà quan tài không nhúc nhích. Bên trong, xác vẫn trương lên như hình nộm cao su', ông Chất kể.

Dịp cuối năm nhiều gia đình tiến hành bốc mộ, cải táng, sửa sang mộ phần cho người đã khuất. Đa số người Việt đều quan niệm rằng, chuyện mồ mả là việc hệ trọng, không thể đại khái, qua loa. Với quan niệm đó, nhiều thủ tục phức tạp đã được các gia chủ tin và làm theo, dù đôi khi họ cũng không thật sự hiểu cho rõ ngọn nguồn. Cũng từ đây, những câu chuyện ly kỳ đã diễn ra...

Mùa cải táng của nhiều vùng quê Đồng bằng Bắc Bộ thường diễn ra vào dịp cuối năm. Với mong muốn làm tròn nghĩa vụ của những người còn sống với người đã chết nên việc “tắm rửa” cho người quá cố trở thành một việc rất hệ trọng và được tính toán chu đáo.

Theo chia sẻ của bà Lãng, việc xem tử vi và tuổi cho gia chủ trước khi tiến hành lễ bốc mộ là thủ tục vô cùng quan trọng. Nếu tuổi của gia chủ mà “kị” hoặc “xung” với tuổi của người quá cố thì người đó sẽ không được phép đứng ra bốc mộ cho người quá cố.Bà Lê Thị Lãng (62 tuổi, ở xã Đức Giang, huyện Hoài Đức, Hà Nội) - một “thầy” có tiếng ở địa phương chia sẻ: “Ngay khi gia chủ có ý định bốc mộ cho người quá cố, mọi công tác chuẩn bị phải được họ tộc chuẩn bị chu đáo. Nếu để xảy ra sơ xuất sẽ gây tâm lý không tốt cho gia đình”. 

“Nếu trong gia đình có người con trai tuổi Tý định đứng ra lo bốc mộ cho cha tuổi Mão thì người con này tuyệt đối không được trực tiếp bốc và rửa hài cốt của cha. Theo thuyết tứ hành xung: Tý - Ngọ - Mão - Dậu, do tuổi và mệnh của hai cha con là xung nhau nên không hợp và bắt buộc phải nhờ người khác động thổ mồ mả”, bà Lãng cho hay. Bà Lãng cho biết thêm, có những gia đình cẩn thận, đi xem tử vi hơn 3 tháng trời mới chọn được ngày đẹp và chọn mệnh tuổi của người đứng ra bốc mộ cho người quá cố.

Còn bà Chu Thị Hiền (74 tuổi, một “thầy” ở Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) cho hay, vòng đời của một con người từ khi sinh ra cho tới lúc về “cõi âm” là một quá trình tuần hoàn theo quy luật sinh - lão - bệnh - tử. Nhưng cũng có nhiều người chỉ trải qua vòng sinh - bệnh - tử, hoặc sinh - tử. “Những người như vậy thường bị thiệt thòi và theo quan niệm dân gian, họ sẽ rất “thiêng” sau khi qua đời. Chính vì vậy việc chọn ngày giờ, tuổi gia chủ trước khi bốc mộ cho người quá cố phải rất được coi trọng. Đầu tiên phải xem mệnh con cháu trong gia đình, dòng tộc ai “hợp” với người quá cố. Sau đó, người này sẽ đặt xẻng đào đất đầu tiên và là người bốc phần hộp sọ của người quá cố đặt vào tiểu sành trước khi sang nhà mới”, bà Hiền chia sẻ.

Bà Hiền cũng tiết lộ, trong vòng 3 năm sau khi an táng người thân qua đời, con cháu cùng huyết thống tuyệt đối không được động chạm gì đến phần mộ. Bởi theo quan niệm dân gian, trước khi người chết được “cải cát” để sang tiểu sành thì họ vẫn bị coi là “chưa sạch sẽ” và sẽ có thể “gây họa trùng tang” đối với chính con cháu mình nếu như phạm phải điều này.

Trong những câu chuyện về bốc mộ, có không ít trường hợp rùng rợn gặp phải “mộ kết”. Ngay cả những người bốc mộ chuyên nghiệp cũng ngán khi gặp phải trường hợp này, bởi đó là những huyệt mộ mà thi thể không phân hủy được sau nhiều năm nằm sâu dưới lòng đất.

Từ lâu, ở xã Tiên Tân (Duy Tiên, Hà Nam), chị Phạm Thị Bình đã được người dân gắn với cái biệt danh “gan thép”. Hơn 20 năm làm nghề bốc mộ thuê, chị nổi tiếng khắp nơi xa gần với cái nghề mà chẳng ai dám nghĩ là “có cửa” cho những người “đào tơ liễu yếu”.

Chị Bình say sưa kể về những đêm “hoảng hồn” ở giữa nghĩa trang. Cách đây cả chục năm, lần đầu tiên trong “sự nghiệp”, chị gặp phải “mộ kết”. Khi chiếc quan tài vừa cậy nắp thì người nằm trong quan tài vẫn nguyên vẹn hình hài như đang chìm trong giấc ngủ sâu.

Một số người thân trong gia đình vừa nhìn thấy đã lăn ra bất tỉnh, có người co cẳng chạy thẳng về nhà đắp chăn chấp nhận bị mắng nhiếc là bất hiếu. Khi ấy, chị cũng rùng mình, đã định ra về nhưng nghĩ đến việc “nghĩa tử là nghĩa tận”, chị lại quyết định bắt tay vào công việc mà ai chứng kiến cũng phải hoảng sợ.

Sau bận ấy, chị Bình có ý định giải nghệ nhưng không hiểu sao cái vận với những bộ hài cốt cứ bấu víu lấy chị như một định mệnh. Cuối năm 2010, “kịch bản mộ kết” lại một lần tái diễn. Vẫn cảm giác rùng mình, vẫn cái nỗi chợn rợn khi chạm vào người chết, chị chỉ lắc đầu khi được hỏi vì sao một phụ nữ lại làm được việc đó.

Ông Chất kể: “Trường hợp đầu tiên mà tôi chứng kiến là của một người quá cố làng bên. Chuyện ông già này lạ lắm, đời thuở nhà ai quy tiên từ năm 1972 mà cải mả mấy lần không được, lần nào xác cũng còn nguyên. Lần được gia đình họ nhờ, tôi cũng sợ lắm, đào lên vẫn như thế thì mình vừa mất công mà lại thấy tội cho gia đình họ. Cuối cùng, suy đi tính lại, tôi nhận lời. Hôm đó trời mưa tầm tã, cả đoàn người bì bõm lội trong mưa. Đến mộ, cả toán hồi hộp bắt tay vào việc. Chỉ chừng mươi phút bới đất, nắp quan tài hiện ra trong vũng nước nhão nhoét. Bởi được mai táng bằng gỗ tốt nên nắp hòm khá nặng, hai người đàn ông lực lưỡng còng lưng bẩy mà nó vẫn không nhúc nhích, phải thêm hai người nữa. Tôi cố định thần nhìn vào quan tài. Cái xác vẫn cứ trương lên như hình nộm bằng cao su. Quả thật, sự khủng khiếp đến quá sức tưởng tượng. Sau một hồi bàn bạc, suy tính cả gia đình thống nhất lấp đi vĩnh viễn. Nhớ lại mà đến giờ tôi vẫn thấy sợ”.Với nhiều phu bốc mộ, việc gặp phải “mộ kết” là nỗi ám ảnh ghê gớm. Ông Lê Văn Chất (65 tuổi, một người làm nghề bốc mộ thuê ở huyện Thiệu Hóa, Thanh Hóa) kể: “Mùa cải táng tôi thường bốc mộ cho 20 - 30 nhà. Ngặt nỗi là năm nào tôi cũng chứng kiến cảnh “mộ kết”, nghĩ lại vẫn rùng mình”.

Những năm gần đây, người dân thường để trên 4 năm mới bốc mộ, thay vì 3 năm như thông lệ chung của người Việt. Theo ông Chất, từ xa xưa, ông cha tương truyền rằng, khi gặp “mộ kết” mà để yên như vậy thì mấy đời con cháu đều hưng thịnh, phúc lộc dồi dào, còn nếu cứ đào lên thì phúc biến thành họa, mà là đại họa, không lụi bại về kinh tế thì cũng thiệt về sức khỏe, mạng sống, hoặc bại hoại thanh danh...

“Mộ kết” là những ngôi mộ sau một thời gian hoặc vừa chôn đất, đất đùn lên ngày một to khác thường. Lý giải việc này, một số chuyên gia cho rằng, đây có thể là do tính chất vật lý của đất. Có thể đất chỗ đó đất có sự giãn nở khác thường hoặc do sinh vật (như giun, mối) đùn cao lên. Ngoài ra, cũng có thể gia chủ khi chôn cất người thân đã vô tình chôn vào nơi có loại đất "dưỡng thi". Đây là loại đất từng được một số tài liệu nhắc đến, nó có khả năng giữ cho thi hài lâu hơn bình thường.

Bên cạnh đó, cũng cần tính đến trường hợp các gia đình khá giả, khi trong nhà có người qua đời họ thường mua những cỗ quan tài gỗ tốt, khâm liệm nhiều lớp, chôn lại chọn nơi khô ráo nên thi thể cũng chậm phân huỷ hơn bình thường...

(Còn tiếp)

icon icon
icon
mail